Theo một dự báo của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017 và khi đó tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10% tổng dân số. Sự gia tăng tuổi thọ và sự già hóa của dân số làm cho tỷ lệ người cao tuổi và số người bị loãng xương sẽ ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên, không như quan niệm thường thấy, “cuộc chiến” chống lại căn bệnh đi cùng sự lão hóa này không hề chối từ bất kỳ ai, nó có thể âm thầm tấn công bất kỳ lúc nào với những triệu chứng rất khó phát hiện. Chính vì thế, nếu bạn chưa từng ngồi xuống và nghiêm túc nghĩ về khả năng loãng xương của mình thì bài viết này hẳn sẽ giúp bạn có thêm động lực “phòng hơn chống loãng xương” ngay từ lúc này đấy!
1. Một số quan điểm thường gặp về bệnh loãng xương:
Khi được hỏi về căn bệnh loãng xương, đã có không những quan điểm và ngộ nhận chưa chính xác được ghi nhận. Hãy cùng tìm hiểu xem những hiểu lầm ấy là gì nhé:
Mọi người thường nghĩ: “Loãng xương là bệnh người già.”
Sự thật là: Không ít người cho rằng loãng xương là bệnh của người già, song thực tế trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh xương khớp, các bác sĩ cho biết không ít ca gãy xương do loãng xương xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn. Xu hướng này được ghi nhận ngày càng tăng cao và diễn ra sớm hơn do những thay đổi về lối sống và chế độ dinh dưỡng trong đời sống hiện đại.
Mọi người thường nghĩ: “Trên 30 tuổi mới cần bổ sung canxi.”
Sự thật là: Theo TS.BS. Nguyễn Đình Khoa, Trưởng khoa Nội cơ Xương khớp - BV. Chợ Rẫy, loãng xương có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, song hay gặp nhất ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh và nam giới lớn tuổi.
Mọi người thường nghĩ: “Muốn có nhiều canxi chắc xương thì phải ăn nhiều hải sản.”
Sự thật là: Không chỉ có các loại hải sản, những loại thức ăn có nguồn canxi dồi dào còn có sữa và các chế phẩm từ sữa, rau xanh và các loại đậu, vừng, hạt dưa, rong biển, tôm, cua,… mà bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Mọi người thường nghĩ: “Loãng xương nghĩa là thiếu canxi.”
Sự thật là: Giải pháp cho câu hỏi” Loãng xương thiếu chất gì?” chính là sư kết hợp nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất. Trong đó, để duy trì cho hệ xương chắc khoẻ quan trọng nhất có thể kể đến canxi và vitamin D. Canxi hỗ trợ cấu trúc xương và răng trong khi vitamin D cải thiện sự hấp thụ canxi và sự phát triển của xương.
Cũng cần lưu ý việc bổ sung canxi rất có giá trị nhưng cần bổ sung đồng bộ cả vitamin D, bởi vitamin D giúp cơ thể hấp thu, tổng hợp canxi và tái tạo xương.
2. Vậy bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương là một bệnh lý của xương, gây ra do giảm khối lượng xương dẫn đến xương mỏng manh, giòn, xốp, dễ gãy, dễ lún xẹp. Đây là hậu quả của quá trình hủy xương trội hơn tạo xương, thường bắt đầu sau 30 tuổi và tăng lên theo tuổi thọ.
Bệnh này được y học thế giới xếp vào một trong những căn bệnh của thế kỷ 21 do sự gia tăng và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe.
Bệnh thường chỉ được chẩn đoán khi đã nặng hoặc có biến chứng gãy xương. Người loãng xương có nguy cơ bị gãy xương cao gấp 3-5 lần người bình thường. Nếu người loãng xương bị gãy xương lại có kèm theo các bệnh lý khác như cao huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường… thì việc liền xương thường rất chậm.
Đa số bệnh nhân phải nằm bất động dài ngày trong bệnh viện làm cho tình trạng loãng xương càng nặng thêm và kéo theo các nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu hay viêm loét da gây hoại tử ở những nơi tì đè… dẫn đến tàn phế và giảm tuổi thọ. Hơn nữa, người bệnh lúc nào cũng có nguy cơ bị tái gãy xương trở lại và chi phí điều trị bệnh rất cao.
3. Hiện trạng bệnh loãng xương ở Việt Nam
Theo ước tính, số người mắc bệnh loãng xương ở Việt Nam hiện tại có khoảng 3,2 triệu người, trong đó có hơn 2,4 triệu phụ nữ mắc bị loãng xương, có trên 190.000 trường hợp gãy xương do loãng xương, 29.000 trường hợp gãy xương hông và số phụ nữ trên 50 tuổi bị gãy lún đốt sống chiếm khoảng 23%.
Đặc biệt số người loãng xương ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng và ngày càng có nhiều phụ nữ được phát hiện loãng xương trong độ tuổi còn khá trẻ. Dự báo ở nước ta sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương vào năm 2030, trong đó nữ giới chiếm 70-80%.
4. Dấu hiệu bệnh loãng xương:
Bệnh loãng xương là một bệnh có diễn tiến âm thầm nên các triệu chứng của bệnh thường mơ hồ, không đặc hiệu, đôi khi người bệnh không thấy bất cứ dấu hiệu gì. Đến khi có biểu hiện, thường là lúc bệnh nhân đã có biến chứng, cơ thể có thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương và xảy ra vấn đề gãy xương. Cần lưu ý khi phát hiện những dấu hiệu sau:
- Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt là xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ...
- Đau cột sống, đau lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế. Có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương (gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi...).
- Gù lưng, giảm chiều cao.
Từ nền tảng những thông tin trên, hãy cùng NutiFood ùng đi sâu vào tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi nên bắt đầu phòng ngừa bệnh , nhu cầu canxin và vitamin D theo từng độ tuổi và cách phòng chống bệnh loãng xương ở các giai đoạn này ở phần 2 (Dẫn link bài 2)
KẾT:
Phòng chống hiệu quả một căn bệnh vốn không thể tránh khỏi và có triệu chứng khó phát hiện như loãng xương là một việc làm không thể diễn ra trong một thời gian ngắn mà đòi hỏi sự kiên trì thực hiện thường xuyên của mỗi người trong suốt cuộc đời.
Thay vì đợi “mất bò mới lo làm chuồng”, mỗi người cần quan tâm và chủ động tăng cường hoạt động thể chất, xây dựng lối sống lành mạnh và một chế độ dinh dưỡng có nhiều thực phẩm giúp xương khỏe mạnh hạn chế các thói quen tai hại khiến bạn dễ bị loãng xương và tập thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa đã được cân đối tỷ lệ canxi/ phốt-pho dễ dàng hấp thu hoàn toàn vào cơ thể ngay từ khi còn trẻ để luôn có một khung xương khỏe mạnh, tự tin bước vào giai đoạn phía trước của cuộc đời.
- Tags