Bí kíp để tránh bệnh đái tháo đường
Trong các thập niên gần đây, tại Việt Nam có sự gia tăng nhanh chóng các bệnh mạn tính không lây, trong đó có bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh liên quan trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng và lối sống và có thể phòng tránh được. Chúng ta cần hành động ngay để ngăn ngừa đái tháo đường.
Người đái tháo đường có cần kiêng tuyệt đối các loại bột đường?
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Tình trạng tăng đường huyết kéo dài sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, suy thận, tổn thương mắt, tổn thương bàn chân, rối loạn cảm giác, dễ nhiễm trùng, vết thương lâu lành… ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
Loãng xương – Không chỉ là bệnh của người già
Theo một dự báo của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017 và khi đó tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10% tổng dân số. Sự gia tăng tuổi thọ và sự già hóa của dân số làm cho tỷ lệ người cao tuổi và số người bị loãng xương sẽ ngày càng tăng lên.
Bệnh đái tháo đường - Nguy hiểm nhưng không phải là “HẾT THUỐC CHỮA”
Bệnh đái tháo đường (còn gọi là bệnh tiểu đường) được xem là “đại dịch toàn cầu thế kỷ 21”, tuy không phải là bệnh lây nhiễm nhưng lại giết người trong thầm lặng với số lượng người mắc đang ngày càng tăng lên. Theo ước tính, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới lên đến 9,3% (463 triệu người) và sẽ tăng lên 10,2% vào năm 2030. Điều này sẽ tạo nên gánh nặng cho toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ và chất lượng sống của bệnh nhân. Chính vì lý do này, chúng ta cần kịp thời quan tâm đến căn bệnh nguy hiểm này để có biện pháp phòng tránh, không chỉ cho chính mình mà còn cho người nhà.
Đái tháo đường: triệu chứng, biến chứng và cách kiểm soát
Bệnh đái tháo đường gây nên những biến chứng về thị lực, tim mạch, suy thận, nhiễm trùng, hạ đường huyết, hôn mê, giảm sức đề kháng… không chỉ ảnh hưởng chất lượng sống mà còn nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có tỷ lệ mắc phải ngày càng tăng, độ tuổi ngày càng trẻ hoá, nếu phát hiện muộn càng dễ bị biến chứng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể kiểm soát bằng thuốc, dinh dưỡng và sinh hoạt.