Ngày đăng: 01/10/2021
Đăng bởi: Admin
Chiều cao và cân nặng là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất thể hiện sự phát triển của trẻ. Nhiều ba mẹ vẫn có thói quen đánh giá con mình cao hay thấp, mũm mĩm hay “roi roi” chỉ bằng quan sát bên ngoài. Điều này vô tình khiến người lớn có cái nhìn chưa toàn diện về bức tranh tăng trưởng thể chất của con. Bài viết này sẽ cung cấp cho ba mẹ những thông tin cần thiết về chỉ số chiều cao & cân nặng, chỉ số BMI dành riêng cho trẻ em để theo dõi sự phát triển của con một cách khoa học.
1. Chỉ số chiều cao và cân nặng, chỉ số BMI:
BMI (hay còn gọi là chỉ chỉ số khối cơ thể) là công thức được xây dựng để xác định một cá nhân có đang ở trong phạm vi cân nặng có cân đối so với chiều cao của mình hay không. Mặc dù có công thức như nhau, việc đánh giá kết quả BMI đối với trẻ em phức tạp hơn so với người lớn.

BMI cho trẻ từ 2 đến 20 tuổi được vẽ trên một biểu đồ tăng trưởng có sử dụng đường bách phân vị để cho biết trẻ đang ở tình trạng nhẹ cân, cân nặng khỏe mạnh, thừa cân hay béo phì. Biểu đồ BMI cho bé trai sẽ khác với bé gái vì tốc độ tăng trưởng ở 2 giới tính khác nhau.

BMI trẻ em = Cân nặng (Kg) / Chiều cao (Cm) / Chiều cao (Cm)  x 10,000
 
Hướng dẫn dò bảng: Sau khi tính chỉ số BMI từ chỉ số chiều cao & cân nặng của bé, dùng số này gióng theo cột tuổi của bé. Điểm giao nhau nằm trong khu vực nào thì bé sẽ có tình trạng dinh dưỡng tương ứng:
 
Tình trạng cân nặng so với chiều cao (BMI) Khoảng tỷ lệ
Nhẹ cân Nhỏ hơn phân vị thứ 5
Cân đối Từ phân vị thứ 5 đến phân vị thứ 85
Thừa cân Từ phân vị thứ 85 đến dưới phân vị thứ 95
Béo phì Bằng hoặc lớn hơn phân vị thứ 95
Nguồn: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention - CDC)
 
2. Lưu ý về chỉ số chiều cao & cân nặng, BMI:
Dù là một chỉ số hỗ trợ phát hiện trẻ bị thừa cân, béo phì tốt, các chuyên gia cho biết, chỉ số BMI chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh sức khỏe toàn diện của bé. Nếu chỉ số BMI chỉ ra rằng bé không nằm trong phạm vi cân đối, trẻ cần được kiểm tra, đánh giá đầy đủ về chế độ ăn uống, tập thể dục, tiền sử mắc bệnh của gia đình để xác định chính xác nguyên nhân và đề ra giải pháp phù hợp nhất.

Không chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn chiều cao & cân nặng BMI, bác sĩ chuyên khoa cần nhiều thông tin hơn để kiểm tra đánh giá sâu hơn về mức độ phát triển của bé.

3. Các mốc tiêu chuẩn chiều cao & cân nặng của bé:
Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển rất khác nhau dẫn đến các chỉ số chiều cao & cân nặng có thể khác biệt dù cùng độ tuổi. Mẹ có thể tham khảo các mức tăng trưởng trung bình dưới đây để theo dõi con mình có đang phát triển khỏe mạnh đạt chuẩn hay không nhé!

THỜI GIAN  MỨC PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO TRUNG BÌNH
Sơ sinh  Trẻ sinh ra khỏe mạnh chiều cao trung bình 50 cm.
3 tháng Mỗi tháng dài ra 3 cm
4 - 6 tháng Mỗi tháng tăng 2 - 2.5 cm
7 - 9 tháng Mỗi tháng tăng 2 cm
10 - 12 tháng Mỗi tháng tăng 1 - 1.5 cm
1 tuổi Chiều dài gấp rưỡi lúc sinh, khoảng 5cm
2 tuổi Dài khoảng 85cm (thường bằng ½ chiều cao khi trưởng thành)
4 tuổi Trẻ cao khoảng 100cm
4 - 10 tuổi Mỗi năm tăng đều đặn khoảng 5 - 6 cm
10 -18 tuổi Lứa tuổi dậy thì chiều cao tăng vọt trở lại, trong đó có 1 - 2 năm trẻ tăng 8 - 12cm/ năm.
 
Thời gian  MỨC PHÁT TRIỂN CÂN NẶNG TRUNG BÌNH
Sơ sinh Cân nặng trung bình 3kg.
4 - 5 tháng tuổi  Nặng gấp đôi lúc sinh
12 tháng tuổi Nặng gấp 3 lần lúc sinh
2 tuổi Nặng gấp 4 lần lúc sinh
2 - 10 tuổi Tăng 2 - 3 kg mỗi năm
10 -18 tuổi Tăng cân nhanh chóng để trở trở thành người trưởng thành
 
4. Làm sao để duy trì chỉ số chiều cao & cân nặng lành mạnh tối ưu?
  • Rèn luyện thể chất ít nhất 60 phút/ ngày
Tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, việc vui chơi đổ mồ hôi, tiêu hao nhiều năng lượng còn giúp bé mau đói bụng, ăn ngon, ngủ ngon hơn. Các chỉ số chiều cao và cân nặng từ đó cũng tăng ổn định, hạn chế tình trạng dư thừa năng lượng gây thừa cân, béo phì.

Ba mẹ nên khuyến khích bé vận động mọi lúc, mọi nơi ít nhất 60 phút/ ngày và thường xuyên vận động ngoài trời. Việc tham gia đa dạng môn thể thao như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, đu xà, cầu lông, nhảy dây, đá banh,... sẽ kích thích các nhóm cơ xương của bé phát triển toàn diện, hỗ trợ tăng chiều cao tốt hơn.

Ngủ sớm, vận động thể dục thể thao giúp bé duy trì chỉ số chiều cao & cân nặng khỏe mạnh
  • Ngủ sớm và đủ giấc
Ngủ đủ, sâu giấc tạo điều kiện cho hormone tăng trưởng tiết ra ra sau 11 giờ đêm hoạt động tốt nhất, giúp bé “dài ra” ngay cả trong khi ngủ. Bên cạnh đó, ngủ sớm và đủ giấc còn giúp bé phòng tránh được các bệnh về tiêu hóa như đau bao tử, đói đêm, ăn đêm quá mức dẫn đến béo phì.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng và đủ chất:
Dù một loại thực phẩm hay chất nào đó tốt, mẹ cũng không nên chỉ tập trung chỉ bổ sung một loại chất, thực phẩm đó. Việc bổ sung riêng lẻ và mất cân bằng sẽ khiến bé bị thiếu vi chất dinh dưỡng, bé kém hấp thu, chậm tăng cân và chiều cao.
Bé cần hạn chế ăn đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, nước ngọt để hạn chế tình trạng béo phì và đào thải Canxi. Trong những dịp lễ tết, đi chơi, mẹ vẫn có thể cho bé ăn những món “ăn chơi”, “ăn vặt cho vui” này với số lượng ít nhưng cần linh hoạt giảm bột đường trong bữa ăn xuống, tuyệt đối không bỏ bữa.
  • Thường xuyên theo dõi chiều cao & cân nặng của trẻ
Để đảm bảo bé phát triển toàn diện về thể chất, sau khi xác định được chỉ số BMI mẹ có thể lên kế hoạch phát triển chiều cao cho ngay từ bây giờ bằng cách: Đánh giá và dự tính chiều cao hiện tại của con đồng thời dự đoán chiều cao tương lai để có cùng các chuyên gia phát triển chiều cao
  • Tags

Đối tác khách hàng

Đối tác
The
Ashley
Per
Green
Xhome
1
2
0922 555 599
Về đầu trang